Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, nhằm tìm giải pháp xây dựng các mô hình trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.
Ngoài các đại biểu quốc té, hội thảo cũng có sự tham gia của hơn 45 trường chất lượng cao, trong đó có 3 trường được định hướng tập trung xây dựng và đầu tư thành 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao quốc gia.
![]() |
TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) chủ trì hội thảo |
TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang hình thành nội dung và hình thức mới của công việc, kỹ năng và yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể, tự động hóa, trí tuệ ảo, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và người máy là những khái niệm đã là một phần của cuộc sống và môi trường làm việc.
Theo ông Bình, việc tái cơ cấu lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thành mạng lưới các trung tâm và các trường chất lượng cao, các viện nghiên cứu và thực hành,... được coi là một trong những thay đổi mang tính đột phá góp phần vào thành công của hệ thống giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển.
“Dù dưới tên gọi hay hình thức nào, các trung tâm/cơ sở này đều hướng đến việc xây dựng, đầu tư và phát triển hình thành các trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đủ năng lực để đào tạo, đánh giá, kiểm định, nâng cao năng lực cho cán bộ và giáo viên, nghiên cứu, chuyển giao chương trình, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế và tổ chức các sự kiện lớn của quốc gia, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đây cũng là mô hình kiểu mẫu dẫn dắt các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, việc ưu tiên, tập trung đầu tư các dự án về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao có tính chất liên vùng là một yêu cầu cấp bách. Hiện, Bộ LĐ-TB&XH, cũng như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xúc tiến chủ trương thành lập Trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, dự kiến tại 3 miền đất nước.
Ông Đinh Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay nhóm nghiên cứu dự kiến xây dựng mô hình với mục tiêu tổ chức mạng lưới các trường cao đẳng chất lượng cao, hình thành 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, thông minh, hiện đại, đủ năng lực đào tạo chất lượng cao.
Theo ông Thành, việc thành lập 3 trung tâm quốc gia này sẽ trên cơ sở đầu tư, cấu trúc lại 3 trường cao đẳng của Bộ LĐ-TB&XH gồm Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ (tại Hà Nội), Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất (trụ sở tại Quảng Ngãi) và Trường CĐ Kỹ nghệ II (trụ sở tại TP.HCM).
“Trên cơ sở đó, chúng tôi dự kiến sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho 3 trường cao đẳng này để thực hiện chức năng của trung tâm quốc gia.
3 trung tâm quốc gia này sẽ đặt trong mạng lưới các trường cao đẳng và có tính chất lan tỏa dẫn dắt trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Với mục tiêu cụ thể đến năm 2025, sẽ hình thành 3 trung tâm quốc gia tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Dự kiến đến năm 2025, sẽ có tổng 70 trường cao đẳng chất lượng cao (trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong G20). Đến năm 2030, hình thành thêm từ 3 đến 5 trung tâm quốc gia về đào tạo và thực hành nghề cùng 90 trường chất lượng cao (trong đó có 40 trường tương đương với trình độ các nước ASEAN-4 và 3 trường tương đương các nước phát triển trong nhóm G20), ông Thành chia sẻ.
Ông Thành cho hay, theo tính toán, các trường cao đẳng chất lượng cao khác của các Bộ, ngành, địa phương sẽ là các vệ tinh của 3 trung tâm này.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến. |
Mô hình 4 lớp
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra mô hình về hệ thống đào tạo nghề, dự kiến sẽ gồm 4 lớp (trong đó khối đào tạo chất lượng cao gồm 3 lớp) như sau: Lớp thứ nhất là 3 trung tâm quốc gia trên cơ sở phát triển 3 trường cao đẳng của Bộ LĐ-TB&XH hiện nay. Lớp thứ hai là các trung tâm vùng, cũng sẽ được phát triển trên các trường chất lượng cao thuộc các địa phương. Lớp thứ ba là các trường cao đẳng chất lượng cao khác. Lớp cuối cùng là trường cao đẳng khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu dự kiến, với các trung tâm quốc gia và các trường cao đẳng chất lượng cao như hiện nay, sẽ được bổ sung thêm chức năng đào tạo và tổ chức thực hành những ngành nghề mới tương lai, vượt trội; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, quản trị hiện đại; công nghệ mới, phương pháp mới cho nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp; bổ sung thêm chức năng tổ chức đánh giá kỹ năng quốc gia đổi mới sáng tạo.
“Theo dự kiến của nhóm nghiên cứu chúng tôi, mô hình này cũng như hoạt động sẽ giống như các đại học quốc gia của Việt Nam hiện nay (như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM) hoặc đại học vùng (ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng,...). Như vậy với chức năng nhiệm vụ mới được giao, dự kiến sẽ cấu trúc lại tổ chức bên trong của các trường này như các phòng chức năng, khoa chuyên môn để phù hợp”, ông Thành nói.
Về cơ chế điều hành, dự kiến trung tâm quốc gia sẽ là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH, chịu sự quản lý chuyên môn về giáo dục nghề nghiệp và điều phối nguồn lực của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp thông qua ban điều hành.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ các tiêu chí xây dựng và vận hành một trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao ở các quốc gia phát triển.
Các đại biểu quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong thành lập và phát triển các mô hình trung tâm/cơ sở đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao của 4 quốc gia Đức, Singapore, Úc và Hàn Quốc.
Theo ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, việc thành lập và phát triển mô hình trung tâm quốc gia về đào tạo và thực hành chất lượng cao tại Việt Nam là rất cần thiết và đúng thời điểm.
Tuy nhiên, đối với một hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập và trong bối cảnh hiện nay khi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới thực tại và tương lai việc làm, việc thành lập và phát triển mô hình trung tâm quốc gia về đào tạo và thực hành chất lượng cao sẽ là một thách thức không nhỏ.
Do đó, những thông tin, bài học kinh nghiệm từ hội thảo này sẽ giúp đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam đưa ra những giải pháp và xây dựng kế hoạch thành lập và vận hành các mô hình trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao phù hợp với thực tiễn.
Thanh Hùng
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
" alt=""/>Việt Nam dự kiến xây dựng 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng caoTheo báo Guardian, ông Eisenkott có phát biểu trên trong một cuộc phỏng vấn với chương trình điều tra Uvda phát sóng trên kênh truyền hình 12 của Israel đêm 18/1.
Ông Eisenkot có con trai thiệt mạng cách đây vài tuần, trong khi tham gia chiến dịch quân sự chống Hamas của IDF ở Gaza. Ông tin, các hoạt động giải cứu kịch tính khó khả thi, vì các tay súng Hồi giáo đang giam giữ con tin một cách tản mát và trong mạng lưới đường hầm phức tạp dưới lòng đất.
Quan điểm của ông Eisenkot dường như trái ngược với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant. Cả ông Netanyahu và ông Gallant đều tuyên bố Tel Aviv sẽ tiếp tục chiến dịch tấn công ở Gaza cho đến khi “tiêu diệt hoàn toàn Hamas”, đồng thời khẳng định chỉ có giải pháp quân sự mới có thể đảm bảo tự do cho các con tin.
Bà Vinh (SN 1968, trú xóm Làng Nông, xã Yên Trạch) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sức khoẻ vốn không được tốt, nhà lại nghèo, đến tuổi lỡ thì, bà xin một mụn con về nuôi. Tiếc rằng con trai lớn lên chậm chạp, không có việc làm ổn định. Hai mẹ con cứ thế lay lắt sống nhờ 2 sào ruộng và sự thương xót của dân làng.
Nơi che nắng, mưa trước kia của mẹ con bà Vinh chỉ là căn nhà lá xiêu vẹo, cũ nát, mỗi khi trời mưa lại dột ướt sũng, nắng thì nóng như thiêu. Ở nơi nghèo khó, anh em cũng chỉ làm nông, cuộc sống chật vật như nhau, không hỗ trợ được nhiều, những tưởng bà sẽ phải sống hết đời trong căn nhà tạm.
Ngay sau khi nhận được thông tin Báo VietNamNet triển khai chương trình Ngôi nhà mơ ước tại xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, chính quyền địa phương đã quyết định lựa chọn hộ bà Vinh, giúp bà hiện thực mơ ước tưởng như quá xa vời.
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, ông Hoàng Văn Dâng – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trạch cho biết: “Hiện xã Yên Trạch có tỉ lệ nghèo đa chiều là 30%, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Với số hộ có nhà dột nát là 25 nhà, hiện nay chính quyền xã cùng các tổ chức, đoàn thể đã tích cực kêu gọi hỗ trợ để các hộ được sửa sang, xây mới nhà kiên cố, vươn lên thoát nghèo. Thay mặt chính quyền địa phương, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Báo VietNamNet cùng nhà tài trợ Samsung đã trực tiếp quan tâm đến địa phương trong lĩnh vực an sinh xã hội".
Ông Lý Văn Vệ, Chủ tịch MTTQ xã Yên Trạch cũng chia sẻ, hiện xã vẫn đang liên hệ với các tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân và xin chính sách hỗ trợ của Nhà nước để giúp các hộ nghèo còn lại được xoá nhà tạm, nhà dột nát.
Cũng trong lễ bàn giao, chính quyền xã có món quà nhỏ là bộ bàn ghế gửi tặng gia đình bà Vinh, mong bà tiếp tục cố gắng lao động, sản xuất, cải thiện cuộc sống.
" alt=""/>Người mẹ đơn thân ở Thái Nguyên xúc động đón nhận ngôi nhà mơ ước